Một website có rất nhiều thành phần cấu thành như mã nguồn, cơ sở dữ liệu, văn bản, hình ảnh, video và nhiều yếu tố đa phương tiện khác. Tất cả các thành phần này đều có dung lượng nhất định được đo bằng “byte”. Tổng dung lượng của các yếu tố đó sẽ được gọi là dung lượng website. Dung lượng website luôn có sự giới hạn nhất định, nếu các thành phần cộng lại có dung lượng gần chạm giới hạn sẽ khiến cho tốc độ tải web chậm, hoạt động web kém trơn tru. Điều này khiến cho trải nghiệm người dùng kém, tỷ lệ thoát trang cao và chuyển đổi thấp. Vậy làm sao để xử lý tình trạng này? Bài viết về những cách tối ưu dung lượng cho website Thiết kế Website Nha Trang | MicroMedia gợi ý dưới đây sẽ đem đến cho bạn vài tips hữu ích.
Tại sao cần tối ưu dung lượng cho website?
Hầu như chúng ta đều biết, khi website bị chậm thì nên tối ưu dung lượng. Nhưng tối ưu dung lượng không chỉ để web chạy nhanh hơn mà còn đem tới nhiều lợi ích khác.
Giúp website hoạt động trơn tru hơn
Dung lượng toàn bộ mã nguồn website sẽ góp phần quan trọng vào việc vận hành web trong thời gian dài. Nếu tổng dung lượng website thấp, việc di chuyển web sang server khác sẽ dễ dàng hơn, backup nhanh hơn mà không có nhiều trở ngại. Nhưng nếu dung lượng web cao hơn dung lượng thật của web, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong những công việc trên.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp website không nhiều dữ liệu mà tổng dung lượng lại lên tới cả chục GB. Nguyên nhân chủ yếu do người quản trị web không quan tâm tới việc tối ưu dung lượng mã nguồn thường xuyên và chính xác.
Tối ưu chi phí mua hosting
Sau một thời gian sử dụng web, dung lượng lưu trữ ngày càng giảm. Hiển nhiên website khi hết dung lượng sẽ phải mua thêm để lưu trữ được nhiều hơn. Đồng nghĩa với đó là bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí để nâng cấp gói.
Thay vì vậy, trước tiên bạn nên xem xét và cố gắng tối ưu dung lượng website tới mức tối đa. Sau đó nếu cần thiết mới nên mua gói cao hơn.
Tăng trải nghiệm người dùng
Một website có dung lượng nhẹ đồng nghĩa với việc web hoạt động nhanh, có hiệu suất cao, tốc độ tải tốc độ. Việc này sẽ giúp các thao tác yêu cầu của người dùng trên web được xử lý nhanh chóng, đem tới sự hài lòng cao cho khách hàng.
Trên thực tế, mỗi khách ghé thăm web chỉ ở lại vài giây. Nếu tốc độ load chậm, mục đích họ không đạt được, họ sẽ thoát trang ngay lập tức. Vậy là bạn đã mất đi một khách hàng tiềm năng rồi!
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Website chậm, trải nghiệm kém đi, ấn tượng về trang web cũng như thương hiệu giảm, độ tin cậy đối với doanh nghiệp cũng giảm. Liệu bạn nghĩ khách hàng sẽ đủ tin tưởng và yêu mến để lựa chọn mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn không?
Khi xem xét mối liên hệ giữa thời gian tải và tỉ lệ chuyển đổi của một trong những khách này, Orange Valley cho biết, cứ chậm đi 1 giây là tỉ lệ chuyển đổi sẽ giảm hơn 25%.
Tổng hợp những cách tối ưu dung lượng cho website
Tối ưu dung lượng ảnh, video là cách quen thuộc nhất để tối ưu website. Nhưng bạn còn có thể tối ưu rất nhiều thành phần khác. Dưới đây là tổng hợp các cách tối ưu dung lượng cho website bạn có thể thử.
Chọn hosting nhanh, chất lượng
Giả sử bạn đang chuẩn bị thiết kế website bán hàng, bạn sẽ cần chuẩn bị các yếu tố sau:
Mã nguồn (dung lượng khoảng 30MB)
Các bài post (tổng dung lượng khoảng 30KB)
Hình ảnh/video minh họa trên website (tổng dung lượng khoảng 50KB)
Trang landing page giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và cửa hàng (tổng dung lượng khoảng 5MB).
Các con số về dung lượng dự tính có thể cao hơn tùy nhu cầu của bạn. Khi tổng hợp lại, bạn sẽ có tổng dung lượng website cần có. Kết hợp với các yêu cầu về tính năng, tính bảo mật và các ưu đãi khác, bạn sẽ tìm được gói hosting phù hợp cho website của mình.
Để đảm bảo chọn được hosting phù hợp, sử dụng ổn định lâu dài, bạn nên tìm tới các dịch vụ hosting uy tín. Bạn có thể tham khảo Web Hosting Siêu Tốc – An Toàn – Bảo mật cho website tại MicroMedia để có thêm kinh nghiệm.
Giảm các yêu cầu HTTP
Theo thống kê của Yahoo!, 80% thời gian tải của website dùng để load các yếu tố như hình ảnh, tệp tin, Flash, Stylesheets,… Mỗi yêu cầu này của HTTP dùng để thực hiện những thành phần kể trên sẽ khiến cho thời gian hiển thị chậm đi.
Cách nhanh nhất để tối ưu tốc độ trang web là đơn giản việc thiết kế web của bạn bằng cách:
Sắp xếp các yếu tố trên trang theo thứ tự ưu tiên
Sử dụng CSS thay vì hình ảnh bất cứ khi nào có thể.
Kết hợp nhiều dạng stylesheet khác nhau thành một.
Giảm tập lệnh và đặt chúng ở cuối trang là tốt nhất.
Tối ưu hình ảnh website
Ước tính hình ảnh chiếm trung bình hơn 60% tổng dung lượng web. Bởi vậy, việc tối ưu hình ảnh sẽ đóng góp vô cùng lớn trong việc giảm dung lượng của website.
Bạn có thể tối ưu hóa hình ảnh web bằng nhiều cách như:
Giảm kích thước hình ảnh
Sử dụng định dạng ảnh JPEG, PNG, GIF (tránh dùng BMPs và TIFFs).
Sử dụng thuộc tính SRC cho mã hình ảnh.
Bật chế độ Gzip
Các trang có nội dung chất lượng thường sẽ có dung lượng từ 100KB trở lên. Chính điều đó khiến cho tốc độ tải dữ liệu của trang bị chậm.
Một cách giúp xử lý vấn đề này nhanh chóng đó là nén các dữ liệu đó lại. Nén Gzip sẽ giúp giảm băng thông trang, tăng thời gian phản hồi từ HTTP. Đây cũng là cách tuyệt vời được các chuyên gia khuyên dùng bởi 90% lưu lượng internet ngày nay đều đi qua các trình duyệt hỗ trợ Gzip và tính năng này có thể giúp giảm thời gian tải trang xuống hơn 70%.
Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt
Các trang bạn truy cập sẽ được tự động lưu trữ trong bộ nhớ đệm hay bộ nhớ tạm thời nếu có bật. Khi trang đã được tải và các thành phần khác được lưu trữ trong bộ nhớ cache người dùng, bạn sẽ chỉ cần tải xuống vài thành phần cho những lần truy cập tiếp theo.
Bởi vậy, ở những lần truy cập sau, trình duyệt sẽ tải nhanh hơn mà không cần gửi yêu đến qua HTTP rồi mới tới máy chủ (server).
Giảm HTML, CSS, JavaScript
WYSIWYG giúp việc xây dựng website dễ dàng và bạn có thể thể hiện mọi điều bạn muốn nhờ bộ tài nguyên này. Nhưng chính nó lại khiến xuất hiện nhiều mã lộn xộn và làm giảm tốc độ tải của trang.
Để tránh tình trạng đó, bạn nên mạnh dạn cắt bỏ một số tài nguyên không quan trọng. Google cũng có đưa ra một số đề xuất khi thấy website gặp tình trạng như vậy:
Sử dụng PageSpeed Insights Chrome Extension để tạo ra phiên bản HTML tối ưu hơn.
Sử dụng cssmin.js để giảm CSS.
Sử dụng Closure Compiler và JSMin để tối ưu JavaScript.
Tối ưu thời gian phản hồi máy chủ
Google khuyến cáo việc sử dụng web application monitoring solution và kiểm tra các yếu tố có thể gây tắc nghẽn hiệu suất tốc độ của trang. Và mục tiêu thời gian phản hồi máy chủ của bạn nên dưới 200ms để web load nhanh hơn.
Bạn có thể sử dụng công cụ Yslow hoặc PageSpeed của Google để đánh giá tốc độ trang và nhận thêm một số gợi ý để cải thiện hiệu suất cho website của mình.
Ưu tiên nội dung lên đầu trang
Khi sử dụng CSS bên ngoài, bạn nên kết hợp tối ưu nội dung lên trang đầu và cố gắng loại bỏ JavaScript cũng như CSS chặn kết xuất nội dung trong màn hình đầu tiên. Việc đưa nội dung lên đầu tiên sẽ giúp khách hàng đạt được mục đích tìm kiếm nhanh, tăng trải nghiệm và tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
Giảm số lượng plugin
Có quá nhiều plugin sẽ làm chậm website và dẫn đến nhiều vấn đề sự cố khó xử lý cũng như an toàn bảo mật. Bởi vậy, bạn cần chọn lọc và kích bỏ những plugin không cần thiết, có thể làm chậm tốc độ website của bạn.
Giảm chuyển hướng trang
Chuyển hướng trang sẽ tạo ra yêu cầu để gửi đến HTTP và khiến thời gian tải trang lâu hơn. Google khuyến cáo nên:
Sử dụng chuyển hướng trang để đưa người dùng đến phiên bản di động thay vì sử dụng chuyển hướng trung gian khác.
Thêm yếu tố liên kết Sử dụng SSL
Với HTTPs, dữ liệu trên website sẽ được mã hóa cả 2 hướng đi và về từ máy chủ gốc. Giao thức này cũng giúp giữ thông tin liên lạc được an toàn, không để bên độc hại quan sát được dữ liệu nào gửi đi.
Bên cạnh đó, phiên bản HTTPs cho phép kết nối nhanh hơn so với giao thức HTTP cũ. Đồng thời, sử dụng giao thức HTTPs cũng giúp cải thiện SEO hiệu quả cho website của bạn.
Tham khảo: Mua SSL giá rẻ – Đăng ký chứng chỉ SSL cho website (DV SSL – OV SSL – EV SSL)
Loại bỏ Flash trên web
Flash là một công cụ hỗ trợ trình duyệt máy tính thông qua trình tạo tương tác giữa 2 bên. Flash từng được sử dụng phổ biến bởi các lợi ích như tăng độ nét cho văn bản, dùng nghe nhạc, xem phim,… mà không cần tới những phần mềm phức tạp.
Tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này khi sử dụng trong SEO website đó là chỉ đáp ứng được về hình ảnh, hiệu ứng nhưng lại yếu trong các tính năng khác, không thân thiện với SEO và có lỗ hổng bảo mật. Các lập trình web hiện nay sử dụng CSS, PHP, HTML5,… để giải quyết những hạn chế của Flash.
Các cách tối ưu dung lượng website khác
Bên cạnh những hướng xử lý bên trên, bạn có thể tham khảo thêm một số cách tối ưu dung lượng web khác như:
Lưu trữ tất cả phương tiện truyền thông bằng dịch vụ ngoài như Youtube, Photobucket, MediaFire,…
Loại bỏ tệp nhật ký file log để tạo an toàn cũng như giải phóng cho hosting.
Không cho người dùng tải lên để tối ưu diện tích đĩa và băng thông.
Sử dụng các dịch vụ đám mây cho các tập lệnh phổ biến,…
Hi vọng với bài chia sẻ về những cách tối ưu dung lượng cho website trên đây sẽ giúp bạn tăng tốc web, cải thiện trải nghiệm hiệu quả. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ đội ngũ support của Thiết kế Website Nha Trang | MicroMedia qua hotline 0906509929 để được hướng dẫn cụ thể.